Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp
Không nghi ngờ gì nữa, giá dầu sẽ trở thành “nhân vật” chính trên “sân khấu” kinh tế - chính trị thế giới trong năm 2015 sau khi liên tục phá đáy gây “sốc” chưa từng thấy trong 5 năm qua, ở những tháng cuối 2014. Nhìn bề mặt, rõ ràng Arập Xêút là nước phất cờ trong cuộc chiến giá dầu hiện tại nhưng kỳ thực, những ai đi sai nhịp, hoặc đã đuối sức mà vẫn cố lắc người theo vũ điệu vàng đen đều có thể bị bật ra khỏi cuộc chơi một cách đau đớn, kể cả “kẻ cầm trịch”.

 


Giá dầu giảm do đâu?

 

Giá dầu xưa nay được quyết định bởi cung và nhu cầu thực tế và một phần bởi sự mong đợi hay kỳ vọng. Mà nhu cầu năng lượng thì liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng mạnh vào mùa đông ở Bắc bán cầu và trong suốt mùa hè ở các nước có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Nguồn cung ứng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết (cản trở việc bốc dỡ từ các tàu chở dầu) và rối loạn địa chính trị (chiến tranh, khủng hoảng chính trị).

 

Nếu nhà sản xuất nghĩ rằng giá dầu đang ở mức cao, họ sẽ đầu tư để khai thác nhiều dầu hơn, kéo theo sự gia tăng về nguồn cung. Tương tự như vậy, giá thấp sẽ dẫn đến suy giảm đầu tư khai thác dầu. Trong khi đó, quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu toàn cầu, đóng vai trò là tài xế lái chiếc xe chở năng lượng thế giới, lại định hình kỳ vọng: Nếu họ giảm nguồn cung mạnh, thì giá dầu theo đó sẽ tăng mạnh. Trong OPEC thì Arập Xêút lại là “vua”, với sản lượng khai thác gần 10 triệu thùng/ngày - bằng 1/3 tổng sản lượng khai thác dầu của cả khối.

 




Trong vũ điệu giá dầu mà Mỹ, Arập Xêút đang nhảy, người tiêu dùng có lợi nhất (Biếm họa của Thetimes-tribune)

 

Trong thập niên qua, giá dầu luôn ở mức cao do nhu cầu tăng mạnh tại những nước như Trung Quốc và xung đột tại những nước khai thác dầu chủ chốt, nhất là Libya. Cung không đủ cầu nên giá dầu tăng cao là không có gì bàn cãi. Còn hiện tại, vì sao giá dầu lại tuột dốc không phanh?

 

Nhìn bề mặt thì có bốn yếu tố tác động đến bức tranh toàn cảnh giá dầu hiện tại, bao gồm:

 

Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu hiện ở mức thấp, do các hoạt động kinh tế yếu kém, cùng với việc gia tăng hiệu quả, cũng như xu hướng sử dụng năng lượng chuyển dịch từ dầu mỏ sang các nhiên liệu khác.

 

Thứ hai, bất ổn ở Iraq và Libya - hai nước khai thác dầu lớn trong OPEC với tổng sản lượng gần 4 triệu thùng/ngày, không nghiêm trọng đến mức có thể ảnh hưởng đến sản lượng của họ như mấy năm trước. Do vậy, thị trường dầu mỏ khá lạc quan trước nguy cơ rủi ro địa chính trị.

 

Thứ ba, với sự bùng nổ của cách mạng khai thác dầu mỏ và khí đốt từ đá phiến, Mỹ đã vượt qua cả Arập Xêút và Nga trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Không chỉ “đủ ăn, đủ tiêu” mà cường quốc tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này bắt đầu đã tính chuyện bán dầu thô dư thừa ra bên ngoài, với quyết định vào ngày cuối cùng năm 2014 của Tổng thống Obama - nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã tồn tại suốt 40 năm ở Mỹ.

 

Cuối cùng, Arập Xêút - với ảnh hưởng chi phối trong OPEC của mình - đã quyết giữ nguyên hạn ngạch khai thác dầu ở mức 30 triệu thùng/ngày được khối này áp dụng từ tháng 12-2011, bất chấp thực tế cung đã vượt cầu.

 

Ai thắng cũng đổ máu

 

Từ 4 yếu tố tác động đến giá dầu kể trên, có thể thấy ngoài những yếu tố khách quan (cung - cầu, rủi ro địa chính trị), Arập Xêút đang là người “cầm trịch” trong vũ điệu giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu, bởi giá dầu cao thì họ cũng được hưởng lợi nhưng tại sao họ không làm vậy?

 

Đã có những nghi ngờ, thậm chí cáo buộc Mỹ, Arập Xêút bắt tay nhau “dìm” giá dầu xuống thấp để “đánh” các nước có kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ như Nga, Venezuela và Iran, hòng gây áp lực với các nước này trong các vấn đề chính trị quốc tế như khủng hoảng Ukraina, nội chiến Syria, chương trình hạt nhân của Tehran… Kinh tế Nga chưa bao giờ lâm vào cảnh khó khăn như thế này kể từ sau năm 1998. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu cộng với giá dầu giảm đã trở thành đòn đánh kép lên Moskva.

 

Riêng trong năm 2014, đồng rúp đã giảm khoảng 30% so với đồng USD. Và theo dự báo của HIS Inc, kinh tế Nga dự báo sẽ giảm 1,7% trong năm tới sau một năm 2014 sóng gió và trì trệ. Trong khi đó, dự báo lạm phát sẽ tăng 8,4% từ 7,6% hiện nay, chủ yếu do đồng rúp mất giá. Iran - đồng minh thân cận của Nga cũng khốn đốn không kém vì giá dầu giảm. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Tehran đã giảm khoảng 30% và để cân bằng ngân sách, nước này cần giá dầu ở mức 153,4USD/thùng, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

 

Một thành viên khác của OPEC là Venezuela đang “sống dở, chết dở” vì giá dầu lao dốc. Ngân sách của Venezuela được xây dựng chủ yếu bằng nguồn thu dầu mỏ và chỉ có thể duy trì cân bằng khi giá dầu ở mức 95-96USD/thùng. Thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm càng khiến tình trạng kinh tế, xã hội, chính trị ở Venezuela, vốn đã khó khăn (lạm phát phi mã tới 63%) càng thêm bê bết.

 

Nhưng cũng lại có những phân tích cho rằng, Arập Xêút là “kẻ chủ mưu” tiến hành một cuộc chiến giá cả để giành tối đa thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới, buộc các nhà sản xuất ở Mỹ và những nơi khác phải cắt giảm sản lượng. Thậm chí, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali Al-Naini từng khẳng định, ngay cả khi giá dầu xuống tới 20USD/thùng thì nước này, cũng như OPEC vẫn quyết giữ vững lập trường.

 

Thực tế thì việc giá dầu liên tục giảm đã khiến ngân sách Arập Xêút ước tính sẽ bị thâm hụt đến gần 150 tỉ riyal, tương đương khoảng 39 tỉ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc này cũng không khiến Arập Xêút lo ngại bởi họ có sức mạnh tài chính với 900 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, chi phí hút dầu của họ cũng quá rẻ (10-25/USD/thùng) so với giá thành khai thác dầu bằng công nghệ khoan ngang và nứt vỉa thủy lực ở Mỹ (50-100USD/thùng).

 

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Scotiabank, Canada, dầu đá phiến của các mỏ ở North Dakota và Pennsylvania, Mỹ sẽ chỉ hòa vốn nếu giá dầu khoảng 65USD/thùng. Nếu giá dầu cứ quanh quẩn ở mốc 50USD như hiện nay một thời gian đủ dài, nó sẽ bóp chết hầu hết các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ và khiến ngành công nghiệp mới này của Mỹ sẽ cần một thời gian không nhỏ để hồi phục.

 

Nói nôm na là Arập Xêút dù cũng thiệt nhưng vẫn tự tin đủ sức “chơi” cho đến khi những đối thủ của họ không “chịu nổi nhiệt” và buộc phải rút lui, nhường lại thị phần cho họ.

 

Tuy nhiên, liệu Arập Xêút có thể theo mũi lao đã phóng ra được bao lâu? Có thể Arập Xêút, Kuwait sống nổi với giá dầu dưới 65USD/thùng trong 2, 3 năm tới nhưng chắc chắn, nhiều nước vùng Vịnh, Trung Đông hay Bắc Phi như Iran, Iraq, Libya, hay đồng minh của Arập Xêút là Các tiểu vương quốc Arập thống nhất sẽ không trụ được.

 

Chia rẽ trong nội bộ OPEC sẽ là điều khó tránh khỏi. Bản thân Arập Xêút chắc chắn cũng không muốn phải dùng nguồn vốn dự trữ để bù vào thâm hụt ngân sách vô thời hạn, cũng như vẫn còn đủ tỉnh táo để không làm tổn thương Mỹ - đồng minh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng - vốn đang đe dọa đến cả sự tồn vong của chính mình.

 

Vì thế, Arập Xêút cũng không thể đi quá đà, đi tới cùng cuộc chơi tới mức sinh tử này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
    Trung Quốc toát mồ hôi khi người dân gia nhập IS (22-01-2015)
    Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc" (22-01-2015)
    Phương Tây bị tố âm mưu phá hoại kinh tế Nga, lật đổ Putin (21-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 4: Ông Tập có 'vượt mặt' tiền bối? (21-01-2015)
    Ấn Độ Dương: Điểm nóng giữa Trung Quốc - Ấn Độ (21-01-2015)
    Vụ Charlie Hebdo: Ai thực sự là nạn nhân? (21-01-2015)
    Thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với châu Âu (20-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 3: Ai dám chống đối họ Tập? (20-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153177667.